Mr : Hoàng 0917.203099 . Mr Bình : 0913.142434
Hàng ‘độc’ tăng sinh lực tại các nhà hàng miền Tây
(Đất
Việt) Thịt le le (một loại chim gần giống vịt trời) đang được coi là
“hàng độc”, là món đại bổ có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường
sinh lực.
Bà Năm Lèo, chủ trại rắn, chuyên thu mua các loài động vật hoang dã ở thị trấn Tri Tôn – An Giang, cho biết hiện giá le le con từ 400.000 - 500.000 đồng mỗi con, còn le le thịt có giá 500.000 – 600.000 đồng/con/300gr, nhưng rất hiếm, mỗi tuần chỉ gom được vài chục con, không đủ số lượng để đưa đi TP HCM theo đơn đặt hàng. Với giá bán này, một con le le người nuôi sẽ có lời 3 - 4 lần.
Hiện nhiều nhà hàng đã coi món le le như một món ăn có đẳng cấp và thường dành cho giới thượng lưu. Riêng những người sành điệu ẩm thực thì coi le le là “hàng độc”, là món đại bổ có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực. Do vậy, hiện nay trong thực đơn của nhiều nhà hàng, quán ăn đặc sản miền Tây đều giới thiệu món le le xào bầu, le le quay nước dừa…và coi đó là món ngon hảo hạng. Lại có người cho rằng thịt le le rất bổ dưỡng, từng là món tiến vua một thời nên ai cũng muốn thưởng thức.
Thịt le le ngày càng trở nên quý hiếm và giá đắt hơn thịt vịt cả chục lần, đã khiến nhiều người dân vùng sông nước ĐBSCL nghĩ đến cách đưa loài chim - trước đây vốn chỉ nuôi làm cảnh - về nuôi để cung ứng cho các nhà hàng, quán nhậu.
Tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, ông Phan Thành Ngôn đã nuôi thành công le le thịt để xuất sang Trung Quốc từ một hai năm trước. Lúc đó ông chỉ mua le le con do nhưng người chuyên săn bắt từ rừng đem vể vỗ béo. Học từ ông Ngôn, hiện nay, nhiều người đã nuôi le le cho đẻ, ấp trứng để tăng đàn. Anh Sa Lê, một người Chăm ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành – An Giang đang xây dựng một trại nuôi le le quy mô cho biết, le le đẻ từ tháng 9 và mỗi con đẻ trung bình từ 8 – 10 trứng.
Le le là giống chim quen sống trong tự nhiên, nên để thuần chúng, anh không nhốt chuồng mà thả rong cho le le tự do bơi lội tự nhiên trên mặt nước rộng khoảng 1.000m2 với khoảng vài trăm con. Xung quanh hồ có bờ bao và hàng rào bao bọc, để ngăn chúng về với rừng. Trên bờ anh cất láng trại để cho le le vào làm tổ. Thức ăn của le le cũng rất đơn giản, chỉ có lúa, rong rêu và lục bình. Từ lúc trứng nở đến lúc trưởng thành, có thể bán thịt là khoảng 8 tháng. Còn nếu bắt được le le con từ tự nhiên, thì việc nuôi sẽ rất đơn giản, chúng mau lớn không khác gì nuôi gà thịt.
Món chim Le Le
Le Le là một loài chim hoang dã kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, nhiều nhấ là ở vùng Đồng Tháp Mười
Trong những bàu sen, lá sen rộng lúc nào cũng có hàng đàn le le bơi
lội. Le le ngoài Bắc thường gọi là vịt trời. Người ta làm thịt le le như
làm thịt vịt
Le le nấu cháo để nguyên con, cho vào nồi nước lạnh đun sôi, đợi chín tới, vớt ra để nguội rồi đổ gạo thơm vào rồi ninh cho khi cháo chín nhừ. Thịt le le luộc chặt miếng vuông bày ra đĩa gắp chấm với nước mắm, chanh, gừng, ớt và ăn cùng với tô cháo nóng. Dù ăn bằng cách nào thì thịt le le cũng có vị béo ngọt và thơm gần giống như vịt nhà nhưng không mềm bằng.
Thịt le le còn được quay với nước cốt dừa, ăn cũng đậm đà nhưng cách làm hơi cầu kỳ đôi chút. Le le làm sạch, lấy một ly rượu trắng, một ít gừng tươi giã nhuyễn, đem xoa vào bụng chim và bề mặt ngoài da cho bay hết mùi tanh. Sau đó thấm kỹ cho hết rượu gừng rồi lấy muối tiêu bột ngọt, húng lìu ướp cho ngấm vào trong da thịt khoảng chừng một tiếng đồng hồ. Trong lúc chờ đợi, cho mỡ hoặc dầu vào chảo gang đun sôi bỏng, mới thả chim vào quay, cho tới lúc vàng đều. Chọc một trái dừa tươi hứng lấy nước đổ vào chảo đang quay chim rồi đậy vung kín, đợi nước cạn thành một thứ xốt đặc, màu nâu như mật. Chim chín nhừ gắp ra khay chặt thành từng miếng vuông bày ra đĩa.
Thịt le le quay nước cốt dừa có vị béo ngậy của dừa tươi, vị ngọt đậm đà của miếng thịt chim vị thơm như mời gọi. Ngoài ra le le còn có thể xáo măng, canh chua le le, thêm hoa so đũa, bông bầu bí, đậu bắp ăn mát lành và bổ ngon ngọt hơn các món canh chua khác.
'Tận mục' những con vật giúp quý ông 'cường tráng'
(ĐVO)
Le le, cá trạch, hải sâm, đuông dừa, sâu chít... là những con vật khi
được chế biến đầy bổ dưỡng vì công hiệu cường tinh và chữa bệnh liệt
dương.
Le leLe le là giống chim quen sống trong tự nhiên, nên để thuần chúng, phải nuôi thả ở diện tích rộng để chúng tự do bơi lội trên mặt nước. Thức ăn của le le rất đơn giản, chỉ có lúa, rong rêu và lục bình. Từ lúc trứng nở đến lúc trưởng thành... để bán ăn thịt là khoảng 8 tháng.
Le le là món đại bổ tăng cường sinh lực. |
Thịt le le ngày càng trở nên quý hiếm và giá đắt hơn thịt vịt cả chục lần, đã khiến nhiều người dân vùng sông nước ĐBSCL nghĩ đến cách đưa loài chim - trước đây vốn chỉ nuôi làm cảnh - về nuôi để cung ứng cho các nhà hàng, quán nhậu.
Bà Năm Lèo, chủ trại rắn, chuyên thu mua các loài động vật hoang dã ở thị trấn Tri Tôn (An Giang), cho biết hiện giá Le le con từ 400.000 - 500.000 đồng mỗi con; còn le le thịt có giá 500.000 - 600.000 đồng/con/300gr, nhưng rất hiếm, mỗi tuần chỉ gom được vài chục con, không đủ số lượng để đưa đi TP HCM theo đơn đặt hàng. Với giá bán này, một con le le người nuôi sẽ có lời 3 - 4 lần.
Cá trạch
Trạch là một loại cá nước ngọt, chuyên sống ở tầng nước đáy, thường rúc trong bùn; có thân tròn, dẹt hai bên, nhất là gần đuôi, dài khoảng 15cm. Đầu nhỏ, hơi tròn, mắt bé, miệng thấp có râu. Da mỏng, dưới da có nhiều tuyến tiết chất nhờn, nên rất trơn nhẵn. Vảy nhỏ, lẫn sâu dưới da nên khó thấy. Vây lưng không có gai cứng, vây ngực và vây bụng ngắn, vây đuôi rộng. Cá có màu vàng, nâu hoặc xám đen. Lưng sẫm hơn bụng. Trên thân có nhiều chấm, mỗi chấm do rất nhiều chấm nhỏ hợp thành. Ở gốc vây đuôi, có một chấm to màu đen, trên vây có nhiều sọc đen.
Cá trạch được đông y đánh giá cao về mặt cường tinh và trị liệt dương. |
Đây là một thực phẩm có tiếng là bổ, có giá trị dinh dưỡng tương đương nhiều loại cá nước ngọt khác, nhưng cá trạch được đông y đánh giá cao hơn về mặt cường tinh và là thuốc chữa bệnh liệt dương khá công hiệu. Mua những con cá trạch còn sống, làm sạch nhớt và bùn cát, sau đó cho vào nồi đất cùng với một lượng dầu ăn vừa đủ, đậy vung và đun cho đến khi cá chết hẳn thì dùng rượu gạo đổ vào xâm xấp cá, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút. Ăn lúc còn nóng, liên tục trong 5 - 6 ngày sẽ làm cho tinh thần sảng khoái, tráng dương.
Hải sâm
Hải sâm là loài động vật không xương sống, có thân dạng ống, dài như quả dưa chuột, do đó còn có tên "dưa chuột biển - sea cucumber". Thân hải sâm phình ra ở đoạn giữa và thon nhỏ lại ở hai đầu với những gai thịt nhỏ. Hải sâm có hai đầu, phía đầu trước có miệng và các vành tua miệng, đầu sau có hậu môn, dọc thân có các dãy chân ống, phát triển ở mặt bụng. Da hải sâm mềm, dưới da có các phiến xương nằm rải rác trong các lớp mô. Thức ăn của hải sâm là động vật, thực vật nhỏ, mùn bã. Chúng sống bò trên các nền đáy, ở các độ sâu khác nhau của biển, từ ven biển đến độ sâu 8.000m, thường ở các vùng vịnh và nơi có nhiều đá ngầm.
Ở Việt Nam, hải sâm phân bố chủ yếu ở các vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Kiên Giang...
Hải sâm chữa các bệnh khó nói ở nam giới. |
Là một loại côn trùng bậc nhất, đuông dừa được cho là “đặc sản đệ nhất Nam bộ”, từng được tiến cung vào thời Vua Minh Mạng và cũng đã được vị vua này cho khắc hình lên cửu đỉnh đặt bên ngoài Thế miếu ở cung đình Huế, xem như sản vật quí nước Nam.
Đuông dừa được phái mạnh phong là thần dược giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông. |
Với đuông dừa, người ta có thể làm rất nhiều món khác nhau như: tẩm nước mắm ăn sống, lăn bột chiên, rang, nướng, luộc nước dừa, nấu cháo, trộn gỏi củ hũ dừa... Phái mạnh coi đuông dừa là thần dược giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông. Không chỉ với người dân trong nước, món sinh tố đuông dừa còn được các du khách Hàn Quốc, Đài Loan… đặt hàng mỗi khi có dịp đến nước ta. Một tiểu thương bán đuông dừa tại chợ Bến Thành cho biết, giá một con đuông dừa từ 8.000 -10.000 đồng. Tuy nhiên, để làm được một lọ sinh tố đuông dừa, cần không dưới hàng trăm con.
Sâu chít
Đây là một loại côn trùng sống trong thân cây chít, dài khoảng 35mm. Vào mùa thu hoạch, sâu chít được bán khá phổ biến tại chợ vùng cao. Những ngọn chít có chiều dài khoảng 35 - 40 cm được bó gọn ghẽ. Sâu được người bán hàng lấy ra bằng cách tách đôi ngọn chít. Những con sâu tươi rói có màu trắng sữa, căng mỏng được thả trong chậu rượu nhạt để không bị biến chất.
Sâu chít ngâm rượu là tiên tửu, biệt dược đối với cánh đàn ông. |
Bên cạnh đó, sâu chít đem băm nhỏ trộn với trứng rán là món ăn giúp phụ nữ sau khi sinh nở hoặc thân thể gầy yếu sẽ nhanh chóng bình phục và có nhiều sữa cho con bú. Sâu chít phơi khô, tán thành bột cho trẻ em uống là bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm trong việc chữa bệnh còi cọc, bụng ỏng đít beo vì suy dinh dưỡng.
Khám phá An Giang mùa nước nổi
|
Nguồn: NLĐ
|
Cập nhật: 05/10/2011, 08:11:05
|
Từ
nay cho đến khoảng 20/11/2011 là mùa nước nổi nặng phù sa và tôm cá ăm
ắp đổ về An Giang. Giữa khung cảnh mênh mang rừng nước, du khách sẽ được
đi thuyền trên kênh Vĩnh Tế xem người dân địa phương bắt đặc sản cá
Linh bằng dớn, lên đài quan sát của rừng tràm Trà Sư ngắm đàn cò bay về
tổ, đi tắc ráng len lỏi giữa những con rạch xuyên qua Lung Sen và khu
Rừng Giống ngắm nhìn le le, vịt trời, cò bợ, trích cồ, hay theo xuồng
câu hái bông điên điển về nấu canh chua...
Vào
mùa nước nổi, đến An Giang thích nhất là được vào thăm rừng tràm Trà Sư
- vương quốc của dơi, cò và ong mật vùng tứ giác Long Xuyên. Nơi đây
cũng hội tụ cơ man nào là quạ nặng từ nửa ký trở lên, có con sải cánh
dài gần cả mét. Rồi tiếp theo là diệc, bìm bịp, nhan sen. Cùng hướng dẫn
viên Saigontourist ngồi tắc ráng (một loại ghe nhỏ, dài, hình thoi được
dùng phổ biến tại ĐBSCL mùa nước nổi) len lỏi theo những con rạch vào
sâu trong rừng tràm, du khách sẽ thấy một đời sống hoang dã hiện ra vô
cùng phong phú, hấp dẫn: bèo xanh phủ kín mặt nước, rừng tràm bao la
ngập nước đến hơn nửa cây, mùi hoa tràm lãng đãng không trung... Đây
cũng là nơi cư trú của hàng ngàn đàn chim, đó đây dơi quạ treo mình lủng
lẳng, cò vạc tíu tít rỉa lông, cồng cộc lặn bủm xuống nước bắt cá....
Và
thú vị hơn nữa, từ ngọn tháp cao 25m, du khách sẽ được ngắm cảnh rừng
tràm phủ màu xanh bát ngát, xa xa là đồng nước trắng xóa, núi ở khu vực
Thất Sơn vươn lên như những hòn đảo. Trên đỉnh tháp cũng có sẵn kính
viễn vọng tầm nhìn xa 25km, giúp khách có thể thấy rõ cánh chim chấp
chới khắp những vạt rừng, tượng Phật Di Lặc cao 33,60m với nụ cười bao
dung trên đỉnh núi Cấm…
Đời sống văn hóa vùng nước nổi ở đây cũng thật đặc trưng với các ngôi nhà nổi thích nghi với mùa nước lên, ghe thuyền của người dân địa phương hối hả ngược xuôi đi giăng lưới, thả câu, hái bông súng, bông điên điển... Đến An Giang mùa nước nổi, du khách có cơ hội tận hưởng nhiều đặc sản miền sông nước trù phú: lẩu cá linh bông điên điển, cá lóc đồng nướng trui, gỏi ngó sen ngọt bùi... Đến đây, cả người dân và khách đều được biệt đãi lộc của rừng, đó là những món rau ăn kèm phong phú như lá điều, lá xoài, lá tàu bay, lá dứa, lá sợp, lá ngành ngạch, lá chòi mòi, lá cát lòi, lá sung... Saigontourist tiếp tục tặng miễn phí bảo hiểm du lịch trong và ngoài nước với mức bảo hiểm tối đa lên đến 630.000.000 - 2.100.000.000 đồng/khách/vụ đối với tour nước ngoài và 60.000.000 đồng/khách/vụ đối với tour trong nước; được tham gia chương trình thẻ Saigontourist với nhiều ưu đãi, giảm giá đặc biệt dành riêng cho chủ thẻ. |
Độc đáo mô hình nuôi le le bán hoang dã
Trong
thiên nhiên, le le thường đẻ vào đầu mùa mưa, nhiều nhất là từ tháng 7 -
8, mỗi con đẻ từ 8 - 15 trứng. Sau khi nở vài ngày, le le con sẽ theo
mẹ đi kiếm ăn trên khắp các cánh đồng, nhiều nhất là vùng biên giới Việt
Nam
- Campuchia. Vào mùa này, người đi đồng mỗi khi phát hiện thường vây
bắt đem về thuần dưỡng, nuôi như nuôi vịt. Con to nhất nặng khoảng 300
g, nếu so với vịt trời thì trọng lượng chỉ bằng phân nửa nhưng thịt le
le ngon hơn, giá trị kinh tế cao gấp hai ba lần vịt trời.
Ông
Sa Lê đã tìm cách thu mua nguồn le le từ thiên nhiên, gồm le le con và
le le thịt đem về nuôi theo kiểu bán hoang dã, đồng thời tuyển chọn ra
những con khỏe mạnh để cho sinh sản. Theo ông, chuồng nuôi le le phải
thoáng đãng, giữa có hồ nước rộng, bên trong trồng nhiều cỏ dại như sậy,
lục bình, năn, lác để tạo môi trường hoang dã cho chim trú ẩn và tự làm
ổ đẻ trứng. Nhằm bảo đảm an toàn, đề phòng chuột, mèo phá hoại, ông đã
bao quanh chuồng một lớp hàng rào lưới dày và chắc chắn. Ngoài ra, trước
khi thả ông còn cắt tỉa bớt lông cánh cho chim không thể bay cao khỏi
lưới rào. Theo kinh nghiệm riêng của ông, le le con bắt từ thiên nhiên
rất dễ nuôi và mau lớn như gà vịt. Trong môi trường bán hoang dã chúng
sống rất khỏe mạnh, hầu như chưa bao giờ bị dịch bệnh. Thức ăn chính của
chúng là lúa, ngoài ra chúng còn ăn cả rong rêu và lục bình. Sau 8
tháng nuôi, le le sẽ trưởng thành, các thương lái tìm đến đặt hàng không
đủ để cung cấp.
Với diện tích chuồng trại gần 1.000 m2,
đầu năm 2012, ông Sa Lê đã thả trên 400 con lớn nhỏ, trong số đó có
nhiều con đang bắt cặp, hy vọng sẽ đẻ. Hiện nay, nhiều người đã thu mua
le le thịt với giá khá cao (400.000 đ/con) để bán sang Trung Quốc nhưng
ông Sa Lê không bán le le thịt mà chỉ bán con giống để nuôi cho sinh
sản.
THÀNH HIỆP
Một trong những khoảnh khắc đẹp nhất của hồ Tây là cảnh sâm cầm rợp bóng trong những ngày đông. Dưới con mắt của các nhà khoa học, một thời, hồ Tây là "thiên đường" của nhiều loài chim nước. Tiêu biểu nhất là sâm cầm. Kế đến, đàn le le hồ Tây cũng có một vẻ đẹp rất riêng. Cho đến những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ trước, người Hà Nội vẫn thấy chim sâm cầm trở về. Loài chim này sống ở bán đảo Triều Tiên, hay ăn sâm, nên được gọi sâm cầm. Đông đến, chúng bay xuống phương nam tránh rét. Xưa, sâm cầm là đặc sản dâng vua, nhưng giá trị hơn là ở vẻ đẹp tinh thần. Hình ảnh bầy chim sâm cầm từ lâu đã được biết đến như một biểu tượng thiên nhiên thanh bình của Thủ đô. Thời gian kéo theo những đổi thay. Bóng chim sâm cầm giờ chỉ còn là hoài niệm...
Cách đây mấy năm, thành phố từng thả chim sâm cầm về hồ Tây. Nhưng cách làm này không hiệu quả. Nhiều người Hà Nội vẫn mong ngóng có ngày đàn chim trở về. Bất chợt, mùa đông năm 2006, một bầy sâm cầm trở về đã khiến bao tâm hồn người Hà Nội hy vọng... Chàng thanh niên Cao Mạnh Tuấn là một trong số đó. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Từ thuở nhỏ, Tuấn đã nhiều lần thơ thẩn chơi ở những ngôi làng ven hồ Tây. Vẻ đẹp tự nhiên của hồ Tây đã đi vào tâm hồn Tuấn từ những ngày ấy. Tuấn là người yêu động vật, đam mê chụp những bức ảnh về những khoảnh khắc độc đáo của các loài động vật. Chụp ảnh những loài chim đặc trưng của hồ Tây với Tuấn là một lẽ đương nhiên. Nhưng, anh không dừng lại ở một đam mê cá nhân...
Cao Mạnh Tuấn bắt đầu chụp ảnh chim nước hồ Tây từ khoảng năm 2005. Mạnh Tuấn đã chia sẻ những thông tin với bạn bè. Khi việc sử dụng in-tơ-nét thông dụng, việc làm của anh được nhiều người biết đến và ủng hộ. Vốn là phóng viên Báo Thể thao và Văn hóa, Tuấn quy tụ được nhiều phóng viên trẻ đến từ các báo: Tiền Phong, An ninh Thủ đô, Điện tử Tổ quốc... Nhóm phóng viên này chuyên "săn" ảnh le le và sâm cầm hồ Tây. Họ bảo vệ hồ Tây theo cách riêng của mình. Đó là thường xuyên phát hiện những vi phạm về đánh bắt cá, về xâm hại môi trường... đưa thông tin lên các phương tiện thông tin đại chúng.
"Hồ Tây vẫn có sâm cầm, nhưng rất ít. Năm ngoái, tôi vẫn gặp một cặp sâm cầm sống ở khu vực đầm sen. Thời gian gần đây không hiểu sao chỉ gặp một con. Nhưng hồ Tây vẫn còn vẻ đẹp khác, đó là đàn le le. Le le thường xuất hiện nhiều nhất vào sáng và chiều. Ngắm cảnh chúng đùa giỡn, bắt mồi, hay cảnh mẹ chăm con..., thấy thật tuyệt", Cao Mạnh Tuấn chia sẻ. Những ngày cuối tuần, nhóm phóng viên trẻ này thường dành cả giờ đồng hồ "phục kích" để "săn" được những khuôn hình đẹp. Le le là chim hoang dã, rất nhát người. Những lần đầu đi chụp, họ thường phải ngồi phục trong bờ, bụi ven hồ khoảng ba, bốn giờ đồng hồ mới có vài bức ảnh đẹp. Mỗi lúc như thế, càng có thêm những cảm nhận riêng về đất, trời, nước hồ Tây. Không thể một mình đứng ra ngăn thải rác, ngăn nạn bắt chim, hay tạo dựng môi trường cho loài chim nước, Cao Mạnh Tuấn chọn cho mình một hình thức riêng. Năm 2009, anh bỏ tiền lập trang web www.thegioidongvat.org để kêu gọi mọi người cùng tham gia bảo vệ động vật. Vốn không dư dả về tiền bạc, Mạnh Tuấn làm trang web, chịu và chấp nhận hình thức trả dần cho nhà thiết kế. Đến giờ, anh vẫn nợ tiền. Nhưng điều ấy phần nào giải tỏa được khát vọng trong anh.
Một buổi chiều nào đó, nếu đi dạo ven hồ Tây, bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy những "phó nháy" ẩn mình trong bụi rậm, bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu thấy những tay săn chim rình rập bên hồ. Khi ý thức cộng đồng chưa được nâng lên, nghịch cảnh ấy không phải quá khó hiểu. Đàn le le, một "đặc sản" hồ Tây vẫn đang suy giảm. Mạnh Tuấn bảo rằng, khi mới chụp, anh đếm đàn le le có chừng 200 con. Giờ, số lượng chỉ còn hơn 100. Hồ Tây thay đổi, môi trường sống của những đàn chim nước không còn như xưa. Nhưng vẫn còn hy vọng khôi phục. Những đầm sen ven hồ vẫn còn - đó là môi trường sống lý tưởng của các loài chim nước. Duy trì, phát triển đầm sen cộng với việc ý thức mọi người dân được nâng lên, những loài chim nước sẽ có môi trường an toàn để phát triển.
Hồ Tây hôm nay đẹp hơn trước rất nhiều, nhất là khi có một con đường kè bao quanh hồ. Nhưng hồ Tây sẽ đẹp hơn, sẽ xứng danh với mảnh đất được vinh danh Thành phố vì hòa bình hơn, nếu vẫn giữ được vẻ đẹp hài hòa giữa con người - thiên nhiên khi xưa. Mạnh Tuấn chưa dám mơ một ngày sâm cầm trở lại. Nhưng biết đâu đấy, những hình ảnh đẹp về hồ Tây, về loài chim nước hồ Tây của Tuấn và bạn bè sẽ đánh thức tình yêu trong mỗi người và mọi người sẽ chung tay bảo vệ. Khi đó, bầy le le sẽ tha hồ đùa giỡn trong mênh mang sóng nước và hy vọng đàn sâm cầm trở về, có thể sẽ thành hiện thực...
Mai này, hồ Tây...
Hồ Tây gắn bó với cả chiều dài lịch sử Thủ đô Hà Nội. Khi Vua Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long, hồ Tây bắt đầu có vị trí quan trọng. Lịch sử Thủ đô ngàn năm văn hiến không thể thiếu những danh tích ven hồ, cũng như những cảnh đẹp hồ Tây. Người Thăng Long xưa ca ngợi "hồ Tây bát cảnh" như là những nét đẹp nhất ở mảnh đất ngàn năm văn hiến. Vẻ đẹp của hồ Tây là sự hài hòa giữa các công trình văn hóa, với đàn thề Đồng Cổ, chợ đêm Khán Xuân... và vẻ đẹp tự nhiên, tiêu biểu là bến trúc Nghi Tàm, rừng bàng Yên Thái, sâm cầm hồ Tây...Một trong những khoảnh khắc đẹp nhất của hồ Tây là cảnh sâm cầm rợp bóng trong những ngày đông. Dưới con mắt của các nhà khoa học, một thời, hồ Tây là "thiên đường" của nhiều loài chim nước. Tiêu biểu nhất là sâm cầm. Kế đến, đàn le le hồ Tây cũng có một vẻ đẹp rất riêng. Cho đến những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ trước, người Hà Nội vẫn thấy chim sâm cầm trở về. Loài chim này sống ở bán đảo Triều Tiên, hay ăn sâm, nên được gọi sâm cầm. Đông đến, chúng bay xuống phương nam tránh rét. Xưa, sâm cầm là đặc sản dâng vua, nhưng giá trị hơn là ở vẻ đẹp tinh thần. Hình ảnh bầy chim sâm cầm từ lâu đã được biết đến như một biểu tượng thiên nhiên thanh bình của Thủ đô. Thời gian kéo theo những đổi thay. Bóng chim sâm cầm giờ chỉ còn là hoài niệm...
Cách đây mấy năm, thành phố từng thả chim sâm cầm về hồ Tây. Nhưng cách làm này không hiệu quả. Nhiều người Hà Nội vẫn mong ngóng có ngày đàn chim trở về. Bất chợt, mùa đông năm 2006, một bầy sâm cầm trở về đã khiến bao tâm hồn người Hà Nội hy vọng... Chàng thanh niên Cao Mạnh Tuấn là một trong số đó. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Từ thuở nhỏ, Tuấn đã nhiều lần thơ thẩn chơi ở những ngôi làng ven hồ Tây. Vẻ đẹp tự nhiên của hồ Tây đã đi vào tâm hồn Tuấn từ những ngày ấy. Tuấn là người yêu động vật, đam mê chụp những bức ảnh về những khoảnh khắc độc đáo của các loài động vật. Chụp ảnh những loài chim đặc trưng của hồ Tây với Tuấn là một lẽ đương nhiên. Nhưng, anh không dừng lại ở một đam mê cá nhân...
Cao Mạnh Tuấn bắt đầu chụp ảnh chim nước hồ Tây từ khoảng năm 2005. Mạnh Tuấn đã chia sẻ những thông tin với bạn bè. Khi việc sử dụng in-tơ-nét thông dụng, việc làm của anh được nhiều người biết đến và ủng hộ. Vốn là phóng viên Báo Thể thao và Văn hóa, Tuấn quy tụ được nhiều phóng viên trẻ đến từ các báo: Tiền Phong, An ninh Thủ đô, Điện tử Tổ quốc... Nhóm phóng viên này chuyên "săn" ảnh le le và sâm cầm hồ Tây. Họ bảo vệ hồ Tây theo cách riêng của mình. Đó là thường xuyên phát hiện những vi phạm về đánh bắt cá, về xâm hại môi trường... đưa thông tin lên các phương tiện thông tin đại chúng.
"Hồ Tây vẫn có sâm cầm, nhưng rất ít. Năm ngoái, tôi vẫn gặp một cặp sâm cầm sống ở khu vực đầm sen. Thời gian gần đây không hiểu sao chỉ gặp một con. Nhưng hồ Tây vẫn còn vẻ đẹp khác, đó là đàn le le. Le le thường xuất hiện nhiều nhất vào sáng và chiều. Ngắm cảnh chúng đùa giỡn, bắt mồi, hay cảnh mẹ chăm con..., thấy thật tuyệt", Cao Mạnh Tuấn chia sẻ. Những ngày cuối tuần, nhóm phóng viên trẻ này thường dành cả giờ đồng hồ "phục kích" để "săn" được những khuôn hình đẹp. Le le là chim hoang dã, rất nhát người. Những lần đầu đi chụp, họ thường phải ngồi phục trong bờ, bụi ven hồ khoảng ba, bốn giờ đồng hồ mới có vài bức ảnh đẹp. Mỗi lúc như thế, càng có thêm những cảm nhận riêng về đất, trời, nước hồ Tây. Không thể một mình đứng ra ngăn thải rác, ngăn nạn bắt chim, hay tạo dựng môi trường cho loài chim nước, Cao Mạnh Tuấn chọn cho mình một hình thức riêng. Năm 2009, anh bỏ tiền lập trang web www.thegioidongvat.org để kêu gọi mọi người cùng tham gia bảo vệ động vật. Vốn không dư dả về tiền bạc, Mạnh Tuấn làm trang web, chịu và chấp nhận hình thức trả dần cho nhà thiết kế. Đến giờ, anh vẫn nợ tiền. Nhưng điều ấy phần nào giải tỏa được khát vọng trong anh.
Một buổi chiều nào đó, nếu đi dạo ven hồ Tây, bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy những "phó nháy" ẩn mình trong bụi rậm, bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu thấy những tay săn chim rình rập bên hồ. Khi ý thức cộng đồng chưa được nâng lên, nghịch cảnh ấy không phải quá khó hiểu. Đàn le le, một "đặc sản" hồ Tây vẫn đang suy giảm. Mạnh Tuấn bảo rằng, khi mới chụp, anh đếm đàn le le có chừng 200 con. Giờ, số lượng chỉ còn hơn 100. Hồ Tây thay đổi, môi trường sống của những đàn chim nước không còn như xưa. Nhưng vẫn còn hy vọng khôi phục. Những đầm sen ven hồ vẫn còn - đó là môi trường sống lý tưởng của các loài chim nước. Duy trì, phát triển đầm sen cộng với việc ý thức mọi người dân được nâng lên, những loài chim nước sẽ có môi trường an toàn để phát triển.
Hồ Tây hôm nay đẹp hơn trước rất nhiều, nhất là khi có một con đường kè bao quanh hồ. Nhưng hồ Tây sẽ đẹp hơn, sẽ xứng danh với mảnh đất được vinh danh Thành phố vì hòa bình hơn, nếu vẫn giữ được vẻ đẹp hài hòa giữa con người - thiên nhiên khi xưa. Mạnh Tuấn chưa dám mơ một ngày sâm cầm trở lại. Nhưng biết đâu đấy, những hình ảnh đẹp về hồ Tây, về loài chim nước hồ Tây của Tuấn và bạn bè sẽ đánh thức tình yêu trong mỗi người và mọi người sẽ chung tay bảo vệ. Khi đó, bầy le le sẽ tha hồ đùa giỡn trong mênh mang sóng nước và hy vọng đàn sâm cầm trở về, có thể sẽ thành hiện thực...
Cao hổ cốt có phải là thần dược
(GD&T Đ) - Chẳng biết từ lúc nào mà bộ cốt “ông ba mươi” sau khi được đun nấu, cô đặc thành cao lại được thiên hạ đồn thổi rằng sẽ “cải tử hoàn sinh”, “biến le le thành đại bàng dũng mãnh chốn phòng the”… Chỉ biết rằng nhiều năm qua, nó luôn là hấp lực vô địch trong tâm thức cư dân Việt. Vì lẽ đó mà những người khá giả bây giờ xem việc thủ sẵn trong nhà mấy cục cao đen bóng được tinh luyện từ cốt hổ phòng khi đau yếu cần tăng cường sức lực là mốt…
Sử dụng cao hổ nhưng có mấy ai tận tường hành trình vào tủ lạnh của những “ông ba mươi” uy dũng? Qua tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của nhiều chuyên gia, lương y hàng đầu Việt Nam, cũng như xâm nhập vào các lò nấu cao, chúng tôi phát hiện từ chốn đại ngàn thâm u về tới phố thị chỉ còn là những miếng cao bé xíu đen xì là chuyến “kinh lí” nhuốm đủ sắc màu li kì, huyền hoặc của chúa tể rừng xanh. Cùng đó là những xảo thuật luyện cao hổ quái dị tiềm ẩn lắm mối nguy mà nếu thiếu hiểu biết, ai đó không chỉ mất khoản tiền khổng lồ mà còn rước thêm bệnh tật với những lát cao mà họ tin được ninh từ cốt hổ.
Muốn luyện cao hổ phải có “hổ hình cốt”…
Qua nhiều “mối” giới thiệu, chúng tôi tiếp cận với một người đàn ông tên Hà, chuyên bán cao hổ dã chiến sống ở vành đai rừng đặc dụng Tà Nung (tỉnh Đăk Nông). Gặp nhau tại thị xã Gia Nghĩa, Hà cho biết 3 năm qua anh ta không còn ninh cốt hổ mà chuyển sang luyện cao các loài động vật thông thường như cao khỉ, cao rắn… Hà bảo: “Bây giờ nhiều tay rao bán cốt hổ tràn lan nhưng toàn cốt đểu, cốt kém chất lượng không hà. Cốt đểu là cốt có nguồn gốc từ gấu, chó becgiê, đôi khi là heo rừng, báo. Gửi tặng chúng tôi tấm hình một bộ hổ cốt với giọng điệu úp úp mở mở “tin thật là thật, tin giả là giả”, Hà kể mánh lừa phổ biến nhất vẫn là màn truyền đến tai người có nhu cầu mua cao hổ có nội dung ông A, ông B hiện đang sở hữu mẻ cốt hổ (được mông má từ cốt hổ hoặc chó becgiê) cần bán. “Khi con mồi tiếp nhận nguồn tin thì mình sẽ đóng giả làm khách hạng sang tình cờ gặp và ngỏ ý mời ‘tôi có quen ông thầy chuyên thẩm định cao hổ, nếu đúng là cốt xịn thì anh em mình cùng chung tiền cưa đôi’. Ông thầy là người của đám con buôn ma mãnh mà phán đúng thì đố có con cá nào thoát!”.
Hổ - động vật quí hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng |
Các cao nhân từng ít nhiều có kinh nghiệm ninh cốt hổ như H., Bảy Ph.… khẳng định, cốt hổ muốn ninh cao có chất lượng phải thỏa mãn các tiêu chí ngặt nghèo như phải nặng từ 7 kg trở lên, nếu nhỏ hơn thì cho ra thành phẩm kém chất lượng. Ngoài ra, bộ xương ấy không được thiếu chi tiết nào. “Một con hổ trung bình có từ 10 - 12 kg xương và một bộ xương hổ được xem là tốt phải nặng từ 7 kg trở lên. Quý nhất của bộ cốt hổ là xương đầu và xương 4 chân, đặc biệt là 2 chân trước. Trong Lĩnh Nam Bản Thảo - quyển hạ viết về cốt hổ, Hải Thượng Lãn Ông nhận xét, hổ khỏe dữ lắm, chỉ nhờ ống chân trước (hổ lĩnh cốt) vì tuy đã chết mà chân nó vẫn thẳng không ngã, cho nên xương ống chân mạnh gấp 100 lần xương ở các bộ phận khác”.
Lương y Nguyễn Minh Đường (Quận 5), người từng nhiều lần nhận được những lời đề nghị hấp dẫn từ các vị đại gia “sẵn sàng trả thù lao đậm nếu chỉ mối cung ứng xương hoặc cao hổ cốt chính hiệu”, bật mí: “Theo y văn, hổ cốt được coi là loại tốt phải thỏa các tiêu chuẩn, quy cách như còn đầy đủ các loại xương chi tiết không bị vỡ vụn, không lẫn xương các loài thú khác, chắc, khô, trong rỗng, màu vàng ngà”. Còn lương y Nguyễn Đức Nghĩa thì cho biết: “Cốt hổ dù nguyên vẹn, to cỡ nào nhưng nếu có màu đen hoặc màu xanh lam không được dùng bởi đó là dấu hiệu cho thấy hổ chết do trúng độc!”.
Cao hổ cốt thật giả khó lường |
Về kỹ thuật nấu cao hổ có quá nhiều người bán. Ở đây, chúng tôi xin nói về những tác dụng của cao hổ cốt có đúng như thiên hạ đồn đại, lương y Nguyễn Thái Bình trò chuyện: “Trong Nam Dược Thần Hiệu, danh y Tuệ Tĩnh ghi rõ xương hổ dùng chữa các chứng đau lưng, đau chân, đau nhức khớp xương, chữa bỏng lửa phồng da. Các y văn khác ghi trong xương hổ có vị cay, tính ôn đi vào 2 kinh can và thận, có tác dụng khu phong làm hết đau, mạnh gân cốt, trấn kinh…”.
Trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (NXB Y học và NXB Thời đại), cố giáo sư - tiến sĩ Đỗ Tất Lợi ghi rõ: “Xương hổ và cao hổ cốt chủ yếu dùng trong những bệnh đau xương, tê thấp, đi lại khó khăn, đau nhức. Còn được dùng trong những bệnh cảm gió, điên cuồng. Có khi dùng làm thuốc bổ nhưng thường hay dùng trong bệnh tê thấp nhức mỏi. Việc xác định giá trị chữa bệnh của cao hổ cốt gặp khó khăn vì ít khi người ta chỉ dùng riêng xương hổ mà thường dùng nó phối hợp với nhiều vị thuốc khác…”.
Từ y văn, dân gian vẫn nghĩ là nếu dùng nó sẽ tạo ra một công lực “tráng dương, mạnh khớp” và chữa... bách bệnh. Thực tế cao hổ cốt có phải như vậy, hợp với thể tạng của tất cả mọi người hay không thì chưa ai dám khẳng định.
Một ông lão 74 tuổi cho biết: Đã là xương bất kỳ loài động vật nào nấu ra cũng đều tốt cả. Ngay như cái chân giò lợn thôi, là động vật ăn cám khi nấu cháo còn đem lại nhiều sữa cho phụ nữ khi sinh nữa là cao hổ - một loại chỉ ăn thức ăn là động vật. Thế nhưng tôi nghĩ nó không tốt như người ta đồn thổi. Ngay như bản thân tôi, tính đến giờ đã ăn tới cả chục lạng cao hổ rồi. Ấy thế mà vẫn đau xương đau khớp như người khác. Nếu cao hổ có tác dụng chữa xương khớp đến mức thâm hậu như vậy tôi đã không mắc thứ bệnh ấy.
Bên cạnh đó, do hổ là động vật quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới nên không dễ có được chính phẩm cao hổ cốt. Khả năng bị mắc lừa là rất cao.
Thị trường TP.HCM hiện ngập tràn cao hổ nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, có đến 99,99% là cao hổ trời ơi được tinh chế từ xương gia súc, gia cầm. Và như một số lương y, nhà khoa học cho biết, các mẻ cao này “thần hiệu” nhờ pha trộn với các loại tân dược kháng viêm, giảm đau cực mạnh được ngành y tế liệt vào dạng cực độc, chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ và bán theo toa, nếu sử dụng bừa bãi sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe nguy kịch như suy thận, gan. Như nhiều lương y khác, lương y Minh trăn trở: “Có không ít bệnh nhân ung thư vì cả tin vào sự thần diệu của mấy mẻ cao hổ tân dược, dùng thấy bớt đau nhức mà bỏ ngang phác đồ điều trị, tự ý bỏ dở việc hóa trị, xạ trị. Họ nào biết tác dụng kia là nhờ tân dược trong mẻ cao và hóa chất khi truyền vào cơ thể. Đến khi hối hận thì mọi chuyện đã quá muộn!”.
Phúc Trinh – Hải Âu
Bầu – từ món ăn dân dã trở thành đặc sản
Với bàn tay khéo léo của người nội trợ, trái bầu có thể chế biến
thành nhiều món ngon đậm chất quê nhà như: bầu nấu canh tôm hoặc canh
thịt, cá, tép, bầu xào, bầu kho cá, bầu luộc... Gần đây, nhiều người còn
sáng tạo thêm những món ngon hấp dẫn từ bầu như cá lóc hấp bầu, thịt
hấp bầu, bầu xào le le, gà nước…
Sở dĩ bầu trở thành món ăn đa phong cách như thế là nhờ thịt bầu mềm, ngọt dịu, đậm đà hương vị miền quê, phổ biến nhất là bầu luộc chấm nước cá và bầu nấu canh. Một tô canh bầu vừa múc ra đã bốc lên mùi thơm phức là nhờ người nội trợ biết chăm chút từ cách nấu, cách chọn gia vị và nêm nếm sao cho vừa ăn.
Bầu giống mới được trồng phổ biến ở nông thôn. |
Bầu nấu canh tôm. |
Bầu xào thịt le le. |
Trước khi ăn, chúng ta tách bầu ra làm đôi, rắc đậu phọng, trét mỡ hành và tỏi phi lên thịt cá lúc còn đang bốc khói. Món ăn này hấp dẫn nhất là cuốn bánh tráng kèm thêm bún, rau thơm, sà lách, khế, chuối chát. Nước chấm phải là thứ chua - cay - ngọt hoặc mắm nêm mới đúng điệu.
Chính nhờ các nhà hàng, quán ăn đã nâng cao giá trị thẩm mỹ của các món ăn từ bầu mà trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều giống bầu ngon. Tại nông thôn, bà con nông dân cũng đua nhau trồng bầu giống mới, năng suất và chất lượng cao hơn để cung cấp cho người tiêu thụ ngày càng đông.
Thành Hiệp
Điều trị cho bé 10 tuổi nặng 155kg
Thứ sáu 11/11/2011 23:52
ANTĐ - Trèo được đến tầng 2, Le Le vội ngồi ngay lên chiếc ghế gần nhất,
mồ hôi túa ra, thở hổn hển. Với các bác sỹ ở bệnh viện Huakang, Bắc
Kinh, Trung Quốc, bệnh nhi Le Le, 10 tuổi, nặng 155kg được như vậy là đã
khá hơn nhiều.
Cùng với chế độ ăn nghiêm ngặt, bệnh nhi “khổng lồ” này được châm cứu và
tập thể dục nhẹ 5 buổi một tuần. Sau gần 1 tháng điều trị, cậu bé đã
giảm được 10kg và quan trọng hơn là tính tình đã thay đổi. Em đã cởi mở
và thích nói chuyện hơn, không như trước đây chỉ nằm dài trên ghế và
không muốn giao tiếp. Mẹ cậu bé cho biết, con trai mình lên cân vùn vụt từ khi 1 tuổi. Những nỗ lực để “hãm phanh béo phì” đều vô tác dụng. Đã thế, cao 1,6m, cân nặng gấp 4 lần các bạn khác nhưng Le Le vẫn bị các bạn bắt nạt và trêu chọc, nhất là về những bộ quần áo mà khó khăn lắm người mẹ mới mua được cho con mặc vừa. Cũng chính vì tinh thần không thoải mái mà Le Le gặp phải triệu chứng rối loạn cảm xúc là ăn không ngừng và liên tục rửa tay. Mục tiêu của các bác sỹ là giúp cậu bé chỉ còn 75kg trong vòng 2 năm bởi giảm cân quá nhanh cũng gây hại. Bà mẹ chỉ hy vọng khi nào chữa được béo phì thì con trai mình mới có cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.
Yên Vũ
Giải mã về “sân” golf trên mặt nước và chuyện... hết thiêng của hồ Tây
ANTĐ - Chơi golf trên mặt hồ Tây là chuyện có thật, song nhiều người vẫn coi đó là chuyện không tưởng!?.
"Sân" golf trên mặ hồ Tây
Vào những ngày trái gió trở trời, từng đàn cò trắng hàng nghìn con chao liệng trên mặt hồ Tây, hạ xuống đầm sen phía công viên nước để kiếm con tép, con cua. Nhưng cũng không thể nào thoát khỏi tay những người tận diệt, hủy hoại môi trường. “Tháng 3 vừa rồi, cò về nhiều lắm, nhưng chỉ được khoảng 2 hôm thì không thấy bóng một con nào ở đây nữa. Khi ngang qua, tôi thấy mấy thanh niên mang súng hơi, treo con cò chết bên xe máy”- ông Thuần bán nước bên cạnh hồ Tây, cho biết. Ông Thuần là người làng Quảng Bá, ông kiếm sống nhờ hàng nước bên góc hồ vào mỗi buổi chiều. Ông bảo rằng, bọn trẻ nó “thính” ghê lắm, hễ cò hạ cánh xuống là nó đã phục sẵn bên bụi me gai để bắn hạ rồi.
Thiếu vắng chim muôn Tây hồ trở nên vô hồn
“Cơn sốt” của tuổi “teen” về việc tìm đến hồ Tây vào mỗi buổi chiều, đặc biệt cao trào vào mùa sen đẹp. Và thế là dịch vụ quanh nó phát sinh, bám vào quanh hồ với mức quá tải về việc xả…rác. Tất cả dịch vụ sinh ra nhưng lại không có hành động hay suy nghĩ nào để hạn chế mức độ ô nhiễm của mặt nước. Vì thế, hồ Tây vừa là nơi chơi, cũng vừa là nơi xả rác vô tội vạ… Tất cả những điều buồn ấy, làm cho phong cảnh hồ Tây mất đi và trở nên vô hồn của mặt nước hôi tanh.
Người dân có lý khi đặt những dấu hỏi, rằng mặt hồ bị băm tan tành thì có thể khắc phục bằng cách dẹp bỏ trả lại không gian mặt nước nếu như người có trách nhiệm thực sự đau xót về cảnh quan. Nhưng thời gian lưu cữu của dịch vụ trên hồ mà không sớm ngăn chặn thì đó chính là quá trình làm biến đổi môi sinh trong nước, như vậy sẽ khó làm lại được sự trong của nươc khi đã…quá bẩn.
Không gian mặt hồ tan nát bởi "chướng ngại vật"
Họ cho so sánh rằng, giống như ở gần đình chùa thì bất luận không ai được phép xây nhà cao hơn nơi tôn kính ấy. Vi phạm đến nơi tâm linh, tín ngưỡng sẽ gặp điều không may, và làm mất đi sự thiêng liêng mà người ta luôn tâm niệm là điều khó chấp nhận. Hồ Tây là chốn linh thiêng, có cả thần hồ Tây là “Hoàng Hiệp Tây hồ thủy thần” được thờ tại đình làng Nghi Tàm. Song, thực tế lại có những điều làm “gai mắt, chướng tai” như sự thách thức, quả là đáng buồn.
Người dân lo lắng "đầu ra" của dịch vụ trên hồ liệu có xả...xuống nước
Cột bảng số golf cắm đầy trêm mặt hồ Tây
Quái chiêu lừa “thượng đế” xơi vịt giời rởm
Các loại đặc sản mà gắn với 2 từ tự nhiên vốn được "thượng đế" lắm tiền, nhiều của đua nhau ăn để thưởng thức giá trị của đồng tiền, của ngon vật lạ. Bây giờ là đến mốt ăn vịt giời.
Tuy nhiên, lấy đâu ra lắm vịt giời tự nhiên để làm đặc sản như thế?
Vậy là, có rất nhiều chuyện hài hước xung quanh "thượng đế" thưởng thức
đặc sản vịt giời.
“Có ai nhìn thấy con vịt giời bao giờ đâu”?!
Chim, cá, hải sản, thú rừng... đã từng là mốt món ăn đặc sản của "thượng đế" nhiều tiền. Vịt giời tự nhiên đã từng là cơn sốt mốt đặc sản đỉnh điểm để rồi bây giờ vào bất cứ nhà hàng nào có hơi hướng sang trọng - tức có phòng riêng, phòng lạnh - cũng có thể gọi một con mốt đặc sản vịt giời tự nhiên.
Có đến 98% "thượng đế" mất rất nhiều tiền nhưng ăn phải đặc sản vịt giời nuôi, có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc là con chim le le
Phải khẳng định rằng, có đến 99% "thượng đế" đi ăn đặc sản vịt giời tự nhiên chưa hề nhìn thấy con vịt giời tự nhiên nó như thế nào? Vịt giời tự nhiên có mỏ màu gì, chân màu gì, to hay nhỏ...
Thế nhưng, đến nhà hàng, các "thượng đế" vẫn cứ gọi: "Cho các món đặc sản của vịt giời" với một thái độ rất tự tin rằng, ta là người am hiểu về vịt giời vô cùng. Thực chất, họ chẳng biết gì cả, họ chỉ nghe rỉ tai nhau, kháo nhau ở bàn nhậu, thế là thành đặc sản, thành mốt ăn của "thượng đế" nhiều tiền lắm của.
"Thượng đế" Tuấn Thuận cho biết: "Tôi đi ăn đặc sản vịt giời cách đây 3 năm rồi. Khi đó còn đắt lắm và mang màu sắc bí hiểm vô cùng. Bởi, các chủ nhà hàng chưa quảng cáo rùm beng như bây giờ. Bởi trong suy nghĩ của nhiều "thượng đế" giàu có, làm ăn kinh tế thì ăn vịt giời sợ lại kinh doanh kiểu vịt giời... Ăn thấy cũng lạ miệng, thế là thành mốt và tự nhiên nhà hàng có thêm một loại thực phẩm nữa hái ra tiền”.
Anh Tuấn cho biết, “Trong nhóm chúng tôi, chưa ai nhìn thấy con vịt giời thực thế nào. Chỉ nghe nói, nó nhỏ hơn vịt nuôi ở nhà, chân có màu đen, mỏ có màu xanh, đen... ăn thịt dai hơn vịt nuôi. Lấy đó làm những đặc trưng để nhận diện đặc sản vịt mà mình đang ăn nó có phải là vịt giời tự nhiên không chứ thực chất chẳng có tiêu chí gì, chẳng biết gì". Không riêng Tuấn Thuận mà nhiều "thượng đế" khác cũng chưa bao giờ và có lẽ cả đời cũng không thể nhìn thấy vịt giời tự nhiên thật, dù chỉ một lần.
Kiếm vịt giời tự nhiên “khó như lên giời”!
Đức Hợp là đầu bếp đã từng được giải thưởng trong cuộc thi ẩm thực toàn quốc, có rất nhiều đầu mối nhập thực phẩm vào cho các nhà hàng, phân tích: Nhà hàng nào cũng rao có món đặc sản vịt giời tự nhiên quanh năm, lấy đâu ra nguyên liệu thế? Vịt giời tự nhiên chỉ có vào giao mùa giữa thu và đông, ở miền trong, khu vực đầm, phá Trung Nam Bộ trở vào.
Năm ngoái, mọi người được chiêm ngưỡng đàn vịt giời tự nhiên về khu vực sông Ba ở tỉnh Phú Yên qua ảnh của các nhà nhiếp ảnh. Sau đó, nó lại đi. Chuyện tìm nó để săn đâu đơn giản. Vậy, lấy đâu ra vịt giời tự nhiên để mà làm đặc sản ở mọi thời điểm trong năm như thế.
Tôi hỏi: "Có nghĩa là các "thượng đế" ăn phải vịt giời "đểu" là phần nhiều"? Anh Hợp khẳng định: Có đến 98% "thượng đế" mất rất nhiều tiền nhưng ăn phải đặc sản vịt giời nuôi, có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc là con chim le le. Theo anh Hợp, con chim le le có hình dáng giống con vịt giời tự nhiên, nó cũng nhỏ, nhẹ và thịt chắc như vậy. Con chim le le có chân đen, mỏ đen, thậm chí có cả mỏ xanh đen... rất giống cách "nhận diện" về vịt giời tự nhiên của khách hàng.
Đàn vịt giời "xịn" xuất hiện tại sông Ba - Phú Yên
Anh Hợp cho biết: "Muốn biết vịt giời "xịn" hay dởm thì dựa vào các đặc điểm sau: Mỏ màu vàng hoặc màu xanh đen; da cổ màu trắng; ăn thịt dai, đậm, chắc và có vị ngọt... Hiện tại các nhà hàng quảng cáo vịt giời tự nhiên phần lớn đều không có cơ sở. Phần lớn, nó có xuất xứ từ vịt giời nuôi ở Trung Quốc. Kiếm được một con vịt giời tự nhiên khó như lên giời vậy".
Theo Văn Vĩnh, bếp trưởng của một chuỗi nhà hàng về ẩm thực gia cầm ở Hải Phòng, thì vịt giời tự nhiên là đặc sản đúng nghĩa nhưng không phải thời điểm nào trong năm cũng có được. Giá cũng rất mắc, đúng là món đặc sản dành cho "thượng đế" nhiều tiền.
Vĩnh cho biết: "Bây giờ toàn là vịt giời nuôi. Nhiều thực khách nhầm vịt giời với con chim le le. Vịt giời có 2 loại mỏ. Mỏ màu xanh, đầu màu xanh là vịt không chất lượng. Loại này nhà hàng nhập vào chỉ 130.000 đồng - 150.000 đồng/con. Sau khi vặt lông, con vịt này có trọng lượng từ 6-7 lạng và được bán với giá 750.000 đồng - 850.000 đồng/con.
Loại vịt mỏ vàng, phần da của cổ màu trắng là vịt giời thật (nhưng vịt giời nuôi), trọng lượng 6-8 lạng sau khi đã chế biến, nhà hàng nhập là 230.000 đồng/con, bán ra là 1 triệu đồng/con hoặc hơn".
Chân vịt không phải là đặc trưng để phân biệt vịt giời với vịt nhà nuôi hay là loại gia cầm khác. Cả Hợp và Vĩnh đều khẳng định rằng: "Chuỗi nhà hàng mà tôi phụ trách, một năm cố gắng lắm cũng chỉ kiếm được vài ba con vịt giời tự nhiên, để lại để ăn với nhau, lấy đâu hàng mà bán".
Hợp và Vĩnh khẳng định như đinh đóng cột, vịt giời nuôi được như vịt nhà. Kiếm được con vịt giời tự nhiên nào, bếp trưởng như Hợp và Vĩnh đều có kế hoạch với nó hết. “Tất nhiên là đắt nhưng ăn rất ngon, cũng phải thưởng thức chứ”, Hợp nói.
Nguyên Hằng
“Có ai nhìn thấy con vịt giời bao giờ đâu”?!
Chim, cá, hải sản, thú rừng... đã từng là mốt món ăn đặc sản của "thượng đế" nhiều tiền. Vịt giời tự nhiên đã từng là cơn sốt mốt đặc sản đỉnh điểm để rồi bây giờ vào bất cứ nhà hàng nào có hơi hướng sang trọng - tức có phòng riêng, phòng lạnh - cũng có thể gọi một con mốt đặc sản vịt giời tự nhiên.
Có đến 98% "thượng đế" mất rất nhiều tiền nhưng ăn phải đặc sản vịt giời nuôi, có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc là con chim le le
Phải khẳng định rằng, có đến 99% "thượng đế" đi ăn đặc sản vịt giời tự nhiên chưa hề nhìn thấy con vịt giời tự nhiên nó như thế nào? Vịt giời tự nhiên có mỏ màu gì, chân màu gì, to hay nhỏ...
Thế nhưng, đến nhà hàng, các "thượng đế" vẫn cứ gọi: "Cho các món đặc sản của vịt giời" với một thái độ rất tự tin rằng, ta là người am hiểu về vịt giời vô cùng. Thực chất, họ chẳng biết gì cả, họ chỉ nghe rỉ tai nhau, kháo nhau ở bàn nhậu, thế là thành đặc sản, thành mốt ăn của "thượng đế" nhiều tiền lắm của.
"Thượng đế" Tuấn Thuận cho biết: "Tôi đi ăn đặc sản vịt giời cách đây 3 năm rồi. Khi đó còn đắt lắm và mang màu sắc bí hiểm vô cùng. Bởi, các chủ nhà hàng chưa quảng cáo rùm beng như bây giờ. Bởi trong suy nghĩ của nhiều "thượng đế" giàu có, làm ăn kinh tế thì ăn vịt giời sợ lại kinh doanh kiểu vịt giời... Ăn thấy cũng lạ miệng, thế là thành mốt và tự nhiên nhà hàng có thêm một loại thực phẩm nữa hái ra tiền”.
Anh Tuấn cho biết, “Trong nhóm chúng tôi, chưa ai nhìn thấy con vịt giời thực thế nào. Chỉ nghe nói, nó nhỏ hơn vịt nuôi ở nhà, chân có màu đen, mỏ có màu xanh, đen... ăn thịt dai hơn vịt nuôi. Lấy đó làm những đặc trưng để nhận diện đặc sản vịt mà mình đang ăn nó có phải là vịt giời tự nhiên không chứ thực chất chẳng có tiêu chí gì, chẳng biết gì". Không riêng Tuấn Thuận mà nhiều "thượng đế" khác cũng chưa bao giờ và có lẽ cả đời cũng không thể nhìn thấy vịt giời tự nhiên thật, dù chỉ một lần.
Kiếm vịt giời tự nhiên “khó như lên giời”!
Đức Hợp là đầu bếp đã từng được giải thưởng trong cuộc thi ẩm thực toàn quốc, có rất nhiều đầu mối nhập thực phẩm vào cho các nhà hàng, phân tích: Nhà hàng nào cũng rao có món đặc sản vịt giời tự nhiên quanh năm, lấy đâu ra nguyên liệu thế? Vịt giời tự nhiên chỉ có vào giao mùa giữa thu và đông, ở miền trong, khu vực đầm, phá Trung Nam Bộ trở vào.
Năm ngoái, mọi người được chiêm ngưỡng đàn vịt giời tự nhiên về khu vực sông Ba ở tỉnh Phú Yên qua ảnh của các nhà nhiếp ảnh. Sau đó, nó lại đi. Chuyện tìm nó để săn đâu đơn giản. Vậy, lấy đâu ra vịt giời tự nhiên để mà làm đặc sản ở mọi thời điểm trong năm như thế.
Tôi hỏi: "Có nghĩa là các "thượng đế" ăn phải vịt giời "đểu" là phần nhiều"? Anh Hợp khẳng định: Có đến 98% "thượng đế" mất rất nhiều tiền nhưng ăn phải đặc sản vịt giời nuôi, có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc là con chim le le. Theo anh Hợp, con chim le le có hình dáng giống con vịt giời tự nhiên, nó cũng nhỏ, nhẹ và thịt chắc như vậy. Con chim le le có chân đen, mỏ đen, thậm chí có cả mỏ xanh đen... rất giống cách "nhận diện" về vịt giời tự nhiên của khách hàng.
Đàn vịt giời "xịn" xuất hiện tại sông Ba - Phú Yên
Anh Hợp cho biết: "Muốn biết vịt giời "xịn" hay dởm thì dựa vào các đặc điểm sau: Mỏ màu vàng hoặc màu xanh đen; da cổ màu trắng; ăn thịt dai, đậm, chắc và có vị ngọt... Hiện tại các nhà hàng quảng cáo vịt giời tự nhiên phần lớn đều không có cơ sở. Phần lớn, nó có xuất xứ từ vịt giời nuôi ở Trung Quốc. Kiếm được một con vịt giời tự nhiên khó như lên giời vậy".
Theo Văn Vĩnh, bếp trưởng của một chuỗi nhà hàng về ẩm thực gia cầm ở Hải Phòng, thì vịt giời tự nhiên là đặc sản đúng nghĩa nhưng không phải thời điểm nào trong năm cũng có được. Giá cũng rất mắc, đúng là món đặc sản dành cho "thượng đế" nhiều tiền.
Vĩnh cho biết: "Bây giờ toàn là vịt giời nuôi. Nhiều thực khách nhầm vịt giời với con chim le le. Vịt giời có 2 loại mỏ. Mỏ màu xanh, đầu màu xanh là vịt không chất lượng. Loại này nhà hàng nhập vào chỉ 130.000 đồng - 150.000 đồng/con. Sau khi vặt lông, con vịt này có trọng lượng từ 6-7 lạng và được bán với giá 750.000 đồng - 850.000 đồng/con.
Loại vịt mỏ vàng, phần da của cổ màu trắng là vịt giời thật (nhưng vịt giời nuôi), trọng lượng 6-8 lạng sau khi đã chế biến, nhà hàng nhập là 230.000 đồng/con, bán ra là 1 triệu đồng/con hoặc hơn".
Chân vịt không phải là đặc trưng để phân biệt vịt giời với vịt nhà nuôi hay là loại gia cầm khác. Cả Hợp và Vĩnh đều khẳng định rằng: "Chuỗi nhà hàng mà tôi phụ trách, một năm cố gắng lắm cũng chỉ kiếm được vài ba con vịt giời tự nhiên, để lại để ăn với nhau, lấy đâu hàng mà bán".
Hợp và Vĩnh khẳng định như đinh đóng cột, vịt giời nuôi được như vịt nhà. Kiếm được con vịt giời tự nhiên nào, bếp trưởng như Hợp và Vĩnh đều có kế hoạch với nó hết. “Tất nhiên là đắt nhưng ăn rất ngon, cũng phải thưởng thức chứ”, Hợp nói.
Nguyên Hằng
Kumarakom là một điểm đến du lịch nổi tiếng nằm gần thành phố Kottayam thuộc bang Kerala miền nam Ấn Độ.
Ngôi làng Kumarakom thanh bình là một bán đảo lục
ngọc nằm trên hồ Vembanad xinh đẹp và một phần thuộc khu vực Kuttanad.
Nơi đây có rất nhiều thuyền lúa truyền thống, bè mảng và canô tấp nập
tìm bến đổ. Tại khu vực đầm phá này sở hữu một hệ động thực vật phong
phú và còn đặc biệt là ngành hàng hải nơi đây rất phát triển.
Các địa điểm tham quan tuyệt vời nhất phải kể đến
là sân chim tự nhiên ở Kumarakom rộng 14 mẫu Anh. Đây là thiên đường cho
các nhà nguyên cứu chim như diệc, le le, chim nước, chim cu, vịt hoang
dã và các loài chim di cư. Kumarakom thật là niềm đam mê cho khách du
lịch muốn được tận mắt ngắm nhìn cũng như tìm hiểu về các loài chim quý.
Cách tốt nhất để viếng thăm khu bảo tồn chim này là đi dạo trên một
chuyến thuyền vòng quanh đảo.
Sân chim ở Kumarakom.
|
Trước đây Kumarakom là một đồn điền cao su cũ và
được phát triển thành sân chim. Kumarakom còn là một nơi tổ chức những
khóa tu giải trí rất phổ biến với người nước ngoài. Chuyến đi đến sân
chim thường được khách du lịch chọn phương tiện di chuyển là thuyền nhà -
một loại thuyền rất nổi tiếng ở Ấn Độ có tên là Kettuvaloms, rất cuốn
hút khách nước ngoài bởi vẻ ngoài lạ lẫm của nó.
Đây là thuyền nhà Kettuvaloms, hình thức bên trong như một
khách sạn với đầy đủ tiện nghi.
|
Đắm mình trong vẻ đẹp lộng lẫy của thiên nhiên giữa
khu rừng ngập mặn tuyệt vời, những rặng dừa in bóng xuống mặt hồ và
ruộng lúa nước một màu xanh bạt ngàn dọc theo những con sông và kênh
rạch. Thiên nhiên nơi đây yên tĩnh, đầy quyến rũ và làm say đắm lòng
người.
Khu vực đầm phá đẹp mê hoặc này còn mang đến cho du
khách nhiều lựa chọn giải trí khác nhau, như chèo thuyền trên hồ
Vembanad và đánh bắt cá với những công cụ sẵn có tại làng Kumarakom là
một thú vui nữa không thể bỏ qua.
Ngoài những địa điểm du lịch trọng yếu này còn có
thác nước Aruvitkuzhi cách thị trấn Kottayam 18km cũng là nơi đáng để
xem, thác nước này có độ cao 100m so với mặt đất.
Người ta có thể đến với Kumarakom bằng nhiều phương
tiện. Nếu đi bằng đường hàng không qua sân bay quốc tế Cochin, đi bằng
đường sắt qua thành phố Kottayam, đi bằng đường thủy qua thành phố
Muhamma còn nếu đi đường bộ có thể đi xe buýt hay taxi từ thành phố
Kottayam rất dễ dàng.
Theo Tuệ Tâm
Thưởng thức sò huyết đầm Ô Loan
(VEN)
- Không phải đợi đến ngày mồng một tháng tư Phú Yên khai mạc Năm du
lịch quốc gia duyên hải Nam Trung bộ 2011 du khách mới có dịp du ngoạn
thắng cảnh Phú Yên và thưởng thức sò huyết đầm Ô Loan ngon nhất nhì Việt
Nam, mà ngay từ bây giờ, nếu rảnh rang thì bạn hãy chuẩn bị ngay cho
cuộc hành trình để khám phá món ngon nổi tiếng này.
Đầm Ô Loan nằm sát quốc lộ 1A, dưới chân đèo Quán Cau, cách TP. Tuy Hoà 22km, là một điểm đến nổi tiếng của tỉnh Phú Yên. Đứng trên đèo Quán Cau nhìn xuống, đầm Ô Loan giống như con phượng hoàng đang sải cánh đẹp mê hồn. Vào
những ngày hè, xuôi thuyền trên đầm Ô Loan và thưởng thức món đặc sản
nơi đây, du khách mới cảm nhận hết được vẻ đẹp kỳ thú của một Phú Yên
thơ mộng.
Đầm
Ô Loan nổi tiếng là nơi có những bãi cát vàng óng và rừng phi lao chạy
dọc theo bờ nước. Vì vậy, đây là nơi trú ẩn của các loài chim như le le,
bồ nông, cò, vịt... Tuy nhiên, do Ô Loan là một đầm nước lợ, gần như
nằm trọn trong đất liền nên đặc sản của vùng đất này phải kể đến món sò
huyết.
Mỗi
năm có tới 20 tấn sò huyết đầm Ô Loan được cung cấp ra thị trường. Thực
khách ưa chuộng sò huyết đầm Ô Loan vì các nhà chuyên môn đánh giá sò
nơi đây có hàm lượng chất bổ cao nhất trong các loại sò hiện nay ở Việt
Nam.
Cái
thú của thưởng ngoạn sò khi đến đầm Ô Loan là được lênh đênh trên mặt
đầm cùng bè bạn, mặt hồ thì lăn tăn sóng, phóng tầm mắt ra xa để thấy
bóng dáng những quả đồi bên ruộng mía vào mỗi buổi sáng ánh lên một màu
xanh thiên nhiên tuyệt đẹp, bên vỉ sò huyết nướng và bếp than rực hồng.
Khi ấy, mỗi người chọn cho mình một con sò huyết vừa ý bỏ lên vỉ, khi sò
chín tới là há vỏ tuôn nước, lúc ấy bạn hãy cạy chúng ra đem chấm với
tí muối tiêu chanh, nhai giòn rụm,
rau thơm cùng bánh tráng nướng thêm một chút rượu nồng. Thế là, một chút
béo, một chút cay, một chút nồng và thơm thơm cứ quện mãi ở đầu lưỡi.
Sò
huyết có thể luộc, hấp, nướng... nhưng nướng vẫn là cách chế biến dân
dã thơm ngon, dễ làm nhất. Thịt sò huyết cũng có thể chế biến được nhiều
món hấp dẫn như sốt chua ngọt, xào, nấu cháo... rất đa dạng nhưng đến
lạ là chỉ khi du khách lênh đênh trên đầm nước, vừa ngắm cảnh đẹp nên
thơ vừa “mục sở thị” cảnh lặn bắt sò của các tay thợ lặn thạo nghề thì
những món ăn được tạo ra bởi sò huyết mới có cảm giác ngon khôn chừng.
Tuy
nhiên, nếu không lên thuyền thì hãy chọn cho mình kiểu “ngồi tựa” bờ hồ
nhâm nhi chén rượu cùng mồi ngon sò huyết và tôm, cua, cá, ghẹ. Khi ấy
bạn sẽ có cảm giác thư thái không khác gì "chốn đào tiên". Để rồi trong
cảm giác thư thái ấy, mỗi người lại ngâm nga câu thơ: “Biển vào Ô Loan
nằm ngủ thiếp/ Sò huyết sinh trong giấc mơ xanh” mà người dân Phú Yên ai
cũng thuộc làu làu./.
Hạnh Trang
|
Tiền Giang , Long An , Cần Thơ , Bạc Liêu , Sóc Trăng , Đồng Nai - TP Biên Hòa , Bà Rịa - Vũng Tàu , TP Đà Lạt - Lâm Đồng , Bình Thuận , Ninh Thuận , Khánh Hòa , Bình Định , Phú Yên , Quảng Ngãi , Quảng Nam , Đà Nẵng , Thừa Thiên Huế , Vĩnh Phúc , Hậu Giang , Đồng Tháp , Cà Mau , Gia Lai - Kon Tum , Kiên Giang , Vĩnh Long , Trà Vinh , Bình Dương , Bình Phước , Tây Ninh , An Giang , Bắc Kạn , Bắc Giang , Bắc Ninh , Bến Tre , Cao Bằng , Đắk Lắc , Đắk Nông , Điện Biên , Gia Lai , Hà Giang , Hà Nam , Hà Tỉnh , Hải Dương , Hải Phòng , Hòa Bình , Hưng Yên , Kon Tum , Lai Châu , miễn phí TP HCM , Hà Nội, Hà Tĩnh , Nghệ An , Quảng Bình , Quảng Trị , Thanh Hóa , An Giang , Bắc Giang , Bắc Kan , Bắc Ninh , Cao Bằng , Điện Biên , Hà Giang , Hà Nam , Hải Dương , Hưng Yên , Lai Châu , Lào Cai , Lạng Sơn , Nam Định , Ninh Bình , Phú Thọ , Quảng Ninh , Sơn La , Thái Bình , Thái Nguyên , Tuyên Quang , Vĩnh Phúc , Yên Bái.
két sắt , tủ sắt , tủ tài liệu , tủ hồ sơ , két bạc